Bật mí: 1 tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay có được không?

Một tài sản có thể thế chấp nhiều ngân hàng nếu đủ giá trị đảm bảo. Khi đó, nếu phát sinh phát mại tài sản, sẽ ưu tiên ngân hàng nào đi đăng ký giao dịch đảm bảo trước. Dưới đây là một ví dụ về tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay

Tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các ngân hàng, hoặc làm cơ sở để thực hiện các giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay có được không? đó là câu hỏi của rất nhiều người đang có nhu cầu sử dụng tài sản mình đang có để thực hiện giao dịch vay vốn, giao dịch giữa các cá nhân.

Có hay không, tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay?

Có hay không, tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay?

Tài sản đảm bảo là gì?

Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.
  • Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.
  • Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.
  • Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
  • Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…
Những tài sản nào có thể lấy để đảm bảo cho khoản vay?

Những tài sản nào có thể lấy để đảm bảo cho khoản vay?

Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều khoản vay không?

Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định như sau:

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”

Căn cứ quy định trên thì một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:

  • Có sự đồng ý xác lập các biện pháp bảo đảm đó từ các chủ thể của nhiều quan hệ nghĩa vụ;
  • Giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Ví dụ: Chị A sở hữu một căn nhà trị giá 3 tỷ đồng, chị A thỏa thuận thế chấp căn nhà đó cho B để vay khoản tiền 700 triệu đồng. Sau đó chị A vay của anh C 1 tỷ và cũng thế chấp căn nhà đó.

Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng để vay vốn

Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng để vay vốn

Khi một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ về nguyên tắc giá trị của nó phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận và thống nhất ý chí một tài sản có giá trị nhỏ hơn các nghĩa vụ được bảo đảm vẫn trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm mà các bên lựa chọn vẫn được đảm bảo thực hiện.

Ví dụ: A cùng nhau B thỏa thuận việc A vay B một khoản tiền 700 triệu có cầm cố cho B một sổ đỏ trị giá 2 tỷ, đồng thời thỏa thuận đặt cọc một nửa giá trị chiếc sổ đỏ đó để giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà của B trị giá 3 tỷ đồng, sau đó lại thỏa thuận ký cược sổ đỏ với B để mua một chiếc xe ô tô.

Một tài sản có thể dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ đối với một người nhận bảo đảm. Trường hợp một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần bảo đảm phải lập thành văn bản riêng để làm căn cứ xử lý tài sản bảo đảm.

Như vậy, qua những thông tin và các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay là có thể. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý, bạn phải thực hiện nghĩa vụ thông báo theo Khoản 2 Điều 324: “Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Khách hàng cần tư vấn vay:

Liên hệ tư vấn Zalo 0707.733.650 Hỗ trợ toàn quốc 24/24

Xếp hạng chúng tôi

[]
1 Step 1
Đăng Ký Vay Ngân Hàng Miễn Phí Ngay!
Tư Vấn Vay: Zalo 0708.866.285 (KO Thu Phí)
Họ và tênyour full name
Số điện thoạiyour full name
Nơi ở hiện tạiyour full name
Số tiền cần vayyour full name
Previous
Next

Phone