Sổ đỏ hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều để thế chấp vay vốn ngân hàng. Vay thế chấp ngân hàng có rất nhiều ưu điểm. Nếu dùng quyền sử dụng đất để đi vay thế chấp thì người vay chỉ cần giao sổ đỏ cho ngân hàng mà không cần giao đất. Tuy nhiên, có một số trường hợp vay tiền bằng sổ đỏ của người khác. Làm như vậy có được không? Hãy theo dõi bài viết sau!
Có được vay tiền bằng sổ đỏ của người khác không?
Việc sử dụng quyền sử dụng nhà đất để thế chấp thuộc phạm trù giao dịch dân sự. Vì vậy, hợp đồng thế chấp chỉ hợp pháp khi tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu có hiệu lực đối với các giao dịch dân sự.
Yêu cầu về hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như hình bên:
Hơn nữa, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/ QH13, bên thế chấp phải là là người đứng tên sở hữu nhà ở hoặc được ủy quyền bởi chủ sở hữu liên quan đến việc giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về Nhà ở.
Theo các điều luật trên, việc vay tiền bằng sổ đỏ của người khác trong các trường hợp sau là hợp pháp:
Trường hợp 1: Người sở hữu giấy chứng nhận trực tiếp ký kết hợp đồng thế chấp đất đai, nhà ở với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng (về bản chất thì đây là việc chủ nhà, đất thế chấp nhà, đất của họ và giao tiền cho người mượn sổ đỏ vay).
Trường hợp 2: Người mượn sổ đỏ sẽ là người ký tên vào hợp đồng thế chấp nhưng trước tiên phải được ủy quyền bằng văn bản bởi người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở (về bản chất đây là một nhiệm vụ khi được ủy quyền, nói cách khác là thay chủ sở hữu nhà ở, đất đai làm công việc này).
Người cho mượn sổ đỏ để vay thế chấp có trách nhiệm gì?
Quy định về bảo lãnh tại điều 335 Bộ luật dân sự 2015 như hình bên:
Theo điều luật trên, khi vay tiền bằng sổ đỏ của người khác, người cho mượn sổ đỏ là người đứng tên thế chấp và chịu trách nhiệm trả nợ thay cho người vay nếu người vay không thanh toán. Lúc này, bên bảo lãnh sẽ thay cho bên được bảo lãnh (bên vay) thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo yêu cầu của ngân hàng.
Khi cho đối tượng khác mượn sổ đỏ chính là bạn đang đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của người mượn bằng tài sản của mình, là thỏa thuận riêng (thỏa thuận dân sự) giữa bạn và người mượn. Nếu người mượn sổ không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay, bạn vẫn đứng ra thanh toán cho ngân hàng theo thỏa thuận bảo đảm bằng văn bản. GCN quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (sổ đỏ) chỉ được trao trả cho bạn khi đã trả hết nợ.
Bạn có thể thỏa thuận với người mượn sổ sử dụng tài sản khác để làm tài sản thế chấp ngân hàng thay cho sổ đỏ của bạn, điều này giúp bạn có thể rút sổ đỏ nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể trả khoản vay trực tiếp cho ngân hàng rồi yêu cầu người đã mượn sổ của bạn thanh toán lại cho bạn. Trường hợp người vay cố tình không trả tiền thì bạn có thể làm đơn kiện ra Tòa án nhân dân huyện nơi người này cư trú và làm việc.
Thủ tục vay tiền bằng sổ đỏ của người khác
Về cơ bản, việc vay tiền bằng sổ đỏ của người khác sẽ thực hiện qua các bước:
Bước 1: Ngân hàng thẩm định, duyệt hồ sơ. Tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược từng giai đoạn, mỗi ngân hàng có các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và phê duyệt hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định và định giá tài sản (sổ đỏ) dùng để bảo đảm cho khoản vay. Việc định giá có thể được thực hiện bởi một ngân hàng nội bộ hoặc một thẩm định viên bên thứ ba, thường là một đơn vị thẩm định giá được chọn bởi ngân hàng.
Bước 3: Khi đã ước tính được giá trị của tài sản thế chấp, tùy thuộc vào giá trị của tài sản này, ngân hàng sẽ ra quyết định về khoản vay tối đa.
Bước 4: Khi đã thống nhất được hạn mức cho vay và giá trị tài sản thế chấp, thì bắt đầu thực hiện ký kết hợp đồng vay, thế chấp. Quá trình ký hợp đồng thế chấp có sự giám sát và làm chứng bởi công chứng viên.
Bước 5: Đăng ký giao dịch đảm bảo
Theo quy định của pháp luật, để được vay tiền bằng sổ đỏ của người khác thì phải thỏa mãn các điều kiện như đã bàn luận ở trên. Tuy nhiên, khi cho người khác thế chấp bằng sổ đỏ của mình sẽ gặp rủi ro vì nếu người mượn sổ không thể thanh toán khoản vay cho ngân hàng thì người cho mượn sổ đỏ phải đứng ra trả hết nợ rồi ngân hàng mới giao lại sổ đỏ. Do đó, mọi người nên xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng về việc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Lời kết
Trên đây là thông tin chung bàn luận về vấn đề vay tiền bằng sổ đỏ của người khác mà trong chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thể đưa ra được quyết định phù hợp với mình.
Bạn cần vay tiền nhanh:
Nhắn Hotline Zalo phía dưới website để hỗ trợ
Hoặc Đăng Ký để được tư vấn nhé.
Xem thêm:
Nội dung biên tập: VPBankvn.top
- Tất tần tật thông tin về vay thế chấp đất nông nghiệp thủ tục lãi suất mới nhất
- Điều Kiện Vay Thấu Chi Tín Chấp VPBank Các Thủ Tục Cần Thiết Để Vay
- Vay thế chấp sổ lương hưu cần có những thủ tục và hồ sơ nào?
- TOP 8# Quy định thế chấp vay vốn ngân hàng bạn nên đọc
- Vay Thế Chấp Ngân Hàng TPBank Lãi Thấp 0,5%. Vay 90% Giá Trị